Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng trên tôm bao gồm các sinh vật nhỏ tồn tại và sống ký sinh cơ thể hoặc bên trong cơ thể tôm nuôi, chúng lấy dinh dưỡng từ cơ thể tôm và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tôm nuôi, xuất hiện các biểu hiện bất thường ở tôm.
Ký sinh trùng trên tôm được phân thành 2 nhóm: Ngoại ký sinh trùng và nội ký sinh trùng.
Cách phòng ngừa nội ngoại ký sinh trùng
Giải pháp phòng ngừa nội ngoại ký sinh:
- Trước vụ nuôi cần cải tạo, vệ sinh ao, trang thiết bị để hạn chế mầm bệnh trong môi trường ao nuôi.
- Đối với ao đất nên đánh vôi CaO (600kg/1.000m3) nhằm nâng pH >9,0 tiêu diệt các mầm bệnh, vi bào tử trùng (EHP) có trong nền đất.
- Bổ sung các chế phẩm sinh học AEC-Coperfloc và Zp-Us vào môi trường ngay từ giai đoạn đầu của vụ nuôi và định kỳ sử dụng vi sinh để ổn định và cải thiện môi trường nước ao nuôi.
- Siphon đáy ao và cấp nước: siphon loại bỏ phân tôm, lợn cơn, vỏ tôm.. ra hệ thống ao nuôi từ đó giảm khả năng phát sinh các ký sinh trùng và mần bệnh phát triển gây hại cho tôm, đồng thời cấp nước mới vào đảm bảo lưu lượng nước ao ra vào từ 40m3/h trở lên.
- Tăng cường tốc độ dòng chảy bằng cách: chạy quạt, sủi để đảm bảo được tốc độ dòng chảy tối thiểu là 0,1 m/s, khi đảm bảo được tốc độ dòng chảy này sẽ hạn chế được sự phát sinh khí độc trong ao nuôi và gom được các chất thải ra ngoài hố siphon.
- Thường xuyên vệ sinh ao sẳn sàng, định ký sử dụng vi sinh AEC-Copefloc để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi.
- Diệt khuẩn định kỳ bằng chất diệt khuẩn như: Iodine 90 (1L/1.500 – 2.000m3), BKC (1L/ 2000m3), DM 01 (1L/ 2000m3)… định kỳ 10 – 15 ngày/lần để hạn chế vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển gây bệnh trên tôm. Tuy nhiên, còn phương pháp làm giảm sự tác động của vi khuẩn và ký sinh trùng gọi là “ép vi sinh” hay ”nuôi tôm thuần vi sinh”, việc sử dụng hoàn toàn vi sinh giúp ao nuôi có hệ vi sinh và hệ sinh thái cân bằng, các chỉ tiêu môi trường luôn luôn duy trì ổn định.
- Theo dõi sức khỏe tôm nuôi hằng ngày để sớm phát hiện và có giải pháp phòng ngừa và điều bệnh trị kịp bệnh thời.
- Cho ăn TTC F100: Khi tôm từ 15 ngày tuổi cho ăn 7-10ml/kg (2 cữ/ngày và cho ăn 2 ngày liên tục), định kỳ 5-7 ngày cho ăn TTC F100/ lần.
Ngoại ký sinh trùng
Ngoại ký sinh trùng trên tôm là những loại ký sinh trùng sinh sống và phát triển bên trên cơ thể của tôm.
Một số loài ngoại ký sinh trên tôm:
- Protozoa: một số Protozoa thường gặp Zoothamnium sp., Vorticella sp và Epistylis sp, Ascophrys spp., Trong đó, Zoothamnium sp. và Vorticella sp. là 2 loài thường tấn công tôm ở cả ao nuôi tôm thương phẩm và trại giống.
Hình 1: Một số Protozoa thường gặp.
- Vi khuẩn: các vi khuẩn dạng sợi, gram âm như Leucothrix mucor, Leucothrix spp. Vi khuẩn dạng sợi nhỏ và chuỗi như Flavobacterium sp., Cytophaga sp., Flexibacter sp., Vibrio sp., Spirochetes,…
Hình 2: Vi khuẩn hình sợi ký sinh trên phụ bộ tôm
- Các loại tảo: tảo silic lông chim như Nitzschia spp, Amphiprora spp và Navicula spp; tảo lục; tảo mắt; tảo lam như Spirulina subsalsa, Lyngbya, Schizothrix spp. có thể mắc vào mang gây cản trở quá trình hô hấp của tôm.
Hình 3: Tảo silic hình lông chim
Nguyên nhân xuất hiện ngoại ký sinh trùng
Ngoại ký sinh trùng xuất hiện ở các ao nuôi mật độ dày, giàu chất dinh dưỡng, ao có nhiều chất lơ lửng, môi trường biến động là điều kiện bùng phát của ngoại ký sinh.
Ngoài ra, việc thiếu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ký sinh trùng như kiểm tra tôm, và bổ sung định kỳ các chế phẩm sinh học, vi sinh vào môi trường để cân bằng hệ sinh thái hay việc không sử dụng định kỳ các chất diệt khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát và lây lan của ngoại ký sinh.
Ảnh hưởng của ngoại ký sinh trùng
Ngoại ký sinh không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi mà ảnh hưởng gián tiếp.
- Cản trợ hô hấp: Ký sinh trùng bám vào các lá mang tạo ra cản trở về mặt vật lý, làm giảm quá trình trình trao đổi khí ở mang tôm, điều này làm giảm lượng O2 vào cơ thể và CO2 tích tụ trong cơ thể làm stress và gây ngộ độc cho tôm.
- Ký sinh trùng bám vào phụ bộ làm tôm di chuyển và bắt mồi khó khăn và có những biểu hiện bất thường như: Tôm búng trên mặt nước, bơi rảo quanh bờ ao, bơi hướng về nơi có oxy, di chuyển chậm chạp, chậm bắt mồi. điều này làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm nuôi.
- Ngoại ký sinh ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác và quá trình lột xác: chúng làm cản trở quá trình hấp thu khoáng chất trong chu kỳ lột xác, làm giảm sự linh hoạt khiến tôm khó khăn và mất nhiều năng lượng trong việc thoát khỏi lớp vỏ củ hoặc không thể thoát khỏi lớp vỏ củ, cụ thể là tôm lột dính vỏ đầu, dính đuôi, rớt cục thịt,… làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn tôm.
- Nguy cơ vi khuẩn và ký sinh trùng khác xâm nhập vào cơ thể. Việc ký sinh trùng bám trên tôm gây ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt cơ thể đây là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại, ổ vi khuẩn có thế phát triển và lan rộng điển hình là bệnh đốm đen trên tôm và làm ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm, từ đó làm ảnh hưởng đến tỷ lên sống.
- Ngoài ra, một số ngoại ký sinh có thể tiết ra chất độc, các enzyme làm gây tổn thương mô và các cơ quan nơi chúng bám vào ký sinh.
- Tổn thương của ngoại ký sinh trên cơ thể tôm để lại làm ngoại hình tôm bị xấu và làm giảm đi giá trị thương phẩm của tôm.
Dấu hiệu nhận biết ngoại ký sinh trùng
- Xuất hiện màu sắc bất thường trên cơ thể tôm: phụ bộ, mang tôm chuyển sang màu nâu, nâu sẫm hay đen do ao nuôi nhiều lợn cợn, phù sa, nhớt bạt, ao có 2 mảnh, hào chỉ, bùn đáy dơ, hoặc chuyển sang màu của tảo xanh hoặc nâu của tảo giáp.
Hình 4: sợi khuẩn bám mang làm mang tôm chuyển màu
Hình 5: Tảo Lam bám trên mang tôm sú.
- Các phụ bộ và mang tôm có dấu hiệu nhiễm khuẩn như mòn đuôi, mòn phụ bộ, đây là dấu hiệu nhiễm kép khi có sự tấn công của ngoại ký sinh.
- Nếu nhiễm nặng tôm ăn yếu, nổi đầu khi oxy thấp hay khí độc cao, bơi lờ đờ theo mé, óp thân.
- Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi: cắt lấy phụ bộ, chốp đuôi, mang tôm soi dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của ngoại ký sinh.
Giải pháp loại bỏ ngoại ký sinh trên tôm
Khi tôm bị ký sinh trùng tấn công và gây tổn thương, tôm thường có xu hướng lột xác để loại bỏ lớp vỏ ngoài đây là cơ chế tự làm sạch của tôm. Ngoại ký sinh sau khi rời khỏi cơ thể tôm sẽ tồn tại trong môi trường nước và có thể tái nhiễm lại.
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng là dấu hiệu cho thấy nước ao đang ô nhiễm, cần có biện pháp khắc phục:
Cách loại bỏ ngoại ký sinh:
Khi kiểm tra thấy có sự xuất hiện của ngoại ký sinh trùng, không nên kích lột tôm vì quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng, tôm yếu rất dễ bị tấn công bởi các tôm khỏe hay các tác nhân gây bệnh khác.
Giải pháp của Âu Mỹ AEC khi ao tôm của bà con xuất hiện ngoại ký sinh trùng:
- Tiến hành cắt giảm lượng thức ăn 10 – 20%, và thay nước (nếu có) hoặc sang tôm qua ao khác.
- Sử dụng thuốc diệt ngoại ký sinh trùng và diệt khuẩn: DM 01 (1 lít/1000m3) buổi 8-9 giờ sáng, chạy quạt nhiều. Kiểm tra lại mật độ ngoại ký sinh sao khi diệt, sau 2-3 ngày có thể diệt thêm 1 lần nữa nếu mật độ còn dày.
- Kiểm soát môi trường ao nuôi: ổn định các yếu tố môi trường, tạo dòng chảy, cung cấp đủ oxy hòa tan trong nước, làm sạch các thiết bị trong hệ thống ao nuôi, kiểm soát nguồn nước cấp vào ao. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, nền đáy bị nhiễm bẩn, nhiều vật chất hữu cơ, cần sử dụng oxy viên (Oxy Gen) để cung cấp oxy đáy kích thích hệ vi sinh hoạt động phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
- Sau khi diệt khuẩn được 12h cần sử dụng vi sinh liều cao để phục hồi hệ vi sinh của ao nuôi, sử dụng vi sinh Zp – Us sục khí kích hoạt với đường mật hoặc đường thẻ vàng từ 2 – 4h sau đó tạt cho ao nuôi, liều 1 gói ZP Us+ 100 lít nước + 10kg đường mật tạt cho 1.000 m3. Kết hợp Copefloc đã nhân sinh khối liều 40L/1.000m3 nước.
- Công thức ủ AEC copefloc: 1 gói AEC-Copefloc + 5kg mật đường sát khuẩn + 200L nước ngọt sạch không clo, ủ đậy kín không oxy. Nên dùng can trắng 20 lít để ủ, đậy kín, để ngoài ánh sáng gần nơi sử dụng, khoản 8 tiếng lắc can 1 lần sau 24 tiếng có thể sử dụng.
Nội ký sinh trùng:
Nội ký sinh trùng trên tôm là những loại ký sinh trùng sinh sống và phát triển bên trong cơ thể của tôm. Hiện nay có 2 loài gây hại cho tôm nuôi.
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)
Vi bào tử trùng (Microspora): Vi bào tử trùng gây bệnh trên tôm được xác định là ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
Hình 6: Cơ chế xâm nhập của vi bào tử trùng EHP trên tôm vào tế bào gan tụy.
Nguyên nhân xuất hiện EHP:
- Do nguồn nước cấp có bị nhiễm EHP.
- Cải tạo ao chưa triệt để, ao nuôi có mầm bệnh từ vụ nuôi trước: bào tử EHP tồn tại trong nền đáy hay các thiết bị sử dụng có mầm bệnh chưa được vệ sinh triệt để.
- Do con giống bị nhiễm EHP từ bố mẹ.
- Do vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao như: giáp xác, hai mảnh vỏ,… và chúng có thể lây lan khi tôm khỏe ăn tôm bệnh.
Ảnh hưởng của ký sinh trùng EHP
- EHP không gây chết hàng loạt, nhưng tôm rất chậm lớn đến không lớn mặc dù sức ăn bình thường/giảm nhẹ, giai đoạn 20 đến 45 ngày là có thể biểu hiện rõ nhất.
- Tôm hấp thu kém, mềm vỏ, ốp thân, đục cơ, lỏng đường ruột, ruột cong, xoắn lò xo.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh thứ cấp khác xâm nhập. Đáng chú ý là hiện tượng nhiễm kép EHP và EMS/phân trắng (Vibrio parahaemolyticus), gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ao nuôi.
- Ống gan tụy tôm bị biến dạng, số lượng giọt dầu trong gan ít.
Dấu hiệu nhận biết EHP
- Sau 20 – 30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều.
- Tôm có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt ruột cuối bị trống, đường ruột bị cong, bị đục cơ, có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm.
- Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo (một vài con), ruột tôm không chặt chẽ.
- Sau khi tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size 200 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.
- PCR dương tính với ký sinh trùng EHP.
Trị bệnh EHP trên tôm
Xử lý môi trường:
- Đối với ao đất/ao lót bạt bờ nên lắp hố xiphong, hút sạch cặn để chống tái nhiễm bệnh EHP trên tôm và giúp quá trình điều trị tôm bị bệnh EHP dễ dàng hơn.
- Tạt thảo dược TTC F100. Liều 1 chai/1.000m3 sử dụng vào buổi sáng 2-3 ngày liên tục.
- Chuyển hết tôm sang ao khác, cải tạo ao tôm bị bệnh EHP thật kỹ và có thể chuyển tôm lại ao cũ sau khi đã xử lý sạch mầm bệnh.
Cho ăn:
- Cho ăn TTC F100 (15ml/kg) ăn 2 cữ sáng và xế trong ngày, cho ăn 3 ngày liên tục, tăng cường dinh dưỡng và khoáng vào trong thức ăn.
- Tăng cường hệ dinh dưỡng mạnh bằng Us Formula cho tôm có sức đề kháng.
Lưu ý: Do tác hại lớn của bệnh ký sinh trùng EHP trên tôm nên khuyến cáo bà con chủ động kiểm tra EHP khi tôm được 20 ngày tuổi và 45 ngày tuổi hoặc khi thấy dấu hiệu nghi ngờ tôm bị bệnh EHP thì đi kiểm tra ngay, nên PCR để có kết quả chính xác nhất. Khi cho ăn TTC F100 đảm bảo tôm khỏe mạnh không có bệnh nền khác như EMS/AHPND.
Hiện tại Công ty Âu Mỹ AEC đã có giải pháp điều trị EHP. bà con tham khảo bài viết: Bệnh EHP làm TÔM CHẬM LỚN – Đã có giải pháp trị dứt điểm bằng thảo dược.
Gregarine:
Ký sinh trùng Gregarine thuộc lớp trùng 2 tế bào, ký sinh trên chủ trung gian gồm động vật chân đốt và động vật thân mềm.
Cấu tạo của tế bào phía trước (Protomerite-P) phức tạp, cơ quan này dính trên ký sinh trùng và gọi là đốt trước (Epimerite – E). Tế bào phía sau là (Deutomerite – D).
Hình 7: Một số dạng ký sinh trùng Gregarine thường gặp trong ruột tôm.
Nguyên nhân xuất hiện ký sinh trùng Gregarine
- Giai đoạn xuất hiện: khi tôm 20-45 ngày tuổi, xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, nuôi tôm mật độ dày, nhiệt độ nước cao, cải tạo không kỹ, cho ăn dư thức ăn, hệ thống ao chưa lấy sạch hàm lượng lơ lửng cũng như chất dơ trong ao ra tốt.
- Đối với ao nuôi đất hay ao bạc bờ đáy đất, có thể xuất hiện khi tôm 10 – 15 ngày tuổi. Khi ao nuôi có các vật chủ trung gian như: giun nhiều tơ, nhuyễn thể (ốc, hai mảnh vỏ,…).
- Khi môi trường ao nuôi giàu chất hữu cơ, đáy ao ô nhiễm.
Hình 8: Ruột tôm có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng Gregarine.
Dấu hiệu nhận biết tôm có nhiễm Gregarine
- Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine, ruột ziczac (ruột lò xo).
- Đường phân tôm bị đứt khúc, hay không có thức ăn, bóp nhẹ thấy phân di chuyển, sắc tố tôm sậm bất thường.
- Tôm bị mũ đuôi (đốt thứ 6).
- Khi bị nhiễm nặng cơ thể tôm trắng đục (màu sữa), hay tôm bị đục cơ khúc cuối cơ thể, dọc sống lưng.
- Tôm đi ngoài màu phân trắng đục nổi trên mặt nước hoặc ở trong nhá. Thậm chí những con bị bệnh có thể hậu môn dính phân.
- Nếu nhiễm bệnh nặng, tôm bỏ ăn, vỏ mềm, ốp vỏ, chậm lớn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy ống ruột tôm bị trống rỗng hoặc đứt quãng. Bóp nhẹ một chút thấy trong ống ruột tôm, phân có thể di chuyển lên xuống, đặc biệt phần cuối ruột. Màu sắc của tôm bệnh thường sậm bất thường.
- Khi kiểm tra kính hiển vi có thể Vermiform trên gan, gây tổn thương nặng.
Hình 9: Vòng đời của Gregarine ký sinh trên tôm. Gregarine có ký chủ trung gian là ốc hoặc giun đốt.
Ảnh hưởng của ký sinh trùng Gregarine
Ký sinh trùng Gregarine tuy không gây chết hàng loạt nhưng gây chết lai rai, tôm chậm lớn, bỏ ăn, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập gây hại. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sản lượng tôm của vụ nuôi, mặc khác Gregarine làm chi phí vụ nuôi cũng tăng cao.
Trị bệnh khi tôm bị nhiễm ký sinh Gregarine
- Xử lý vật chủ trung gian như ốc, hến, hào chỉ… sử dụng Snail 1 gói/1.000m3 khi phát hiện các vật chủ trung gian gây bệnh ký sinh trùng như ốc, hến, hào chỉ… khi tôm 15-25 ngày tuổi.
- Cho ăn sổ ký sinh trùng TTC F100 (15ml/kg) ăn 2 cữ sáng và xế trong ngày, ăn 3 ngày liên tục và tăng men tiêu hóa SH Zym (15g/kg) và Zym Thaid 10g/kg thức ăn giúp đào thải các chất độc, và bảo vệ thành ruột.
- Tăng cường trộn Us Formula (20ml/kg), ăn toàn bộ các cữ ăn trong ngày cho đến khi hết bệnh rồi giảm liều lượng lại 50%.
- Nếu có điều kiện nên sang tôm qua ao khác nếu có ao mới.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
- Ao nuôi luôn tồn tại ký sinh trùng trong môi trường nước, nếu không có biện pháp phòng ngừa và giữ môi trường tốt ký sinh trùng sẽ phát triển với mật độ cao và gây bệnh trên tôm.
- Khi tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ gây hiện tượng phân lỏng, đứt khúc, ruột xoắn lò xo; gan có màu vàng, gan teo và nhạt. Bên cạnh đó màu sắc tôm sẽ nhợt nhạt đi, có các hiện tượng cong thân, đục cơ và tôm ăn yếu, chậm lớn mà nếu nặng có thể rớt lai rai đến rớt hàng loạt.
- Khi môi trường xấu: Nước dơ, lợn cợn, tảo phát triển quá mức rồi tàn, mưa,… sẽ là điều kiện ký sinh trùng tấn công gây bệnh trên tôm.
- Hệ thống vận hành nuôi chưa đảm bảo như: quạt nước chưa gom, oxy chưa tốt, siphon chưa đảm bảo, lưu lượng nước trao đổi chưa tốt, xử lý ao sẵn sàng chưa đảm bảo, nhận biết chất lượng nước chưa đúng sẽ dễ bị ký sinh trùng.
- TTC F100 có thể điều trị hết ký sinh trùng, vi bào tử trùng trên tôm và Us Formula có khả năng phục hồi và hấp thu dinh dưỡng tốt trên tôm.
Kiến nghị
- Cần có hệ thống lắng lọc để xử lý các vật chủ trung gian như: Hàu chi, nhau châu, hai mảnh,…
- Định kỳ 5 ngày cho ăn lại 1 lần sản phẩm TTC F100, cho ăn 2 cữ/ngày và liên tiếp 2 ngày sau khi tôm 25 ngày tuổi và khỏe mạnh.
- Cần trang bị kỹ năng vận hành hệ thống ao nuôi, đặc biệt cách xử lý nước, nhận biết chất lượng nước, ngoài ra chọn mật độ thả nuôi thích hợp.
Hình 10: Một số sản phẩm trong phòng ngừa và hỗ trờ điều trị bệnh ký sinh trùng trên tôm của Công ty Âu Mỹ AEC.
Viết bài: KS. Nguyễn Thảo Nguyên
Chỉnh bản thảo: KS Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực
Bình luận